YAMAZAKI 55 NĂM- CHAI WHISKY LÂU ĐỜI NHẤT Ở NHẬT BẢN
- Phiên bản lâu đời, rất khó để sở hữu cho riêng mình
Suntory tuyên bố ra mắt một trong những loại whisky lâu đời nhất cho đến nay bởi nhà máy chưng cất Yamazaki nổi tiếng chai Yamazaki 55 tuổi vào ngày 30 tháng 1 năm 2020. Để sở hữu trong tay chai rượu này sẽ không dễ dàng như bạn tưởng tượng.
Hãy nói về độ tuổi kỷ lục của linh hồn 55 tuổi này. Trước đây, đã từng có một loại rượu whisky 55 tuổi khác được phát hành bởi nhà máy chưng cất nhỏ Wakatsuru Saburomaru vào năm 2016, tuy nhiên, theo Suntory, chai Yamazaki 55 năm mới này chứa rượu whisky từ những năm 1960, khiến nó trở thành loại rượu lâu đời nhất trong lịch sử whisky Nhật Bản.
Điều đặc biệt là tất cả các phiên bản 55 tuổi này sẽ được bán thông qua hình thức bốc thăm và chỉ dành cho cư dân sống ở Nhật Bản. Để ngăn chặn việc buôn bán nhỏ lẻ từ các đại lý, Suntory đã tuyên bố rằng mỗi người chiến thắng từ việc bốc thăm sẽ được khắc tên của họ trên chai. Nhìn vào thị trường mua đi bán lại khổng lồ của Nhật Bản, cũng sẽ dễ hiểu khi hãng đưa ra phương pháp mới để chắc chắn rằng, các chai Yamazaki 55 năm quý hiếm có thể đến được tận tay những người yêu rượu thực thụ.
Yamazaki 55 năm tuổi được ra mắt để kỷ niệm Thế vận hội Tokyo, đồng nghĩa với việc giá của nó có thể sẽ tăng vọt sau khi phát hành.
- Sản xuất giới hạn
Yamazaki 55 năm phát hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2020 và vẫn theo cách Suntory đã làm trong những năm gần đây. Giới hạn chỉ 100 chai, các chai rượu sẽ được bán thông qua hình thức bốc thăm và chỉ dành cho cư dân sống ở Nhật Bản, chính vì điều này mà tỷ lệ thắng cược sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp cho toàn bộ quá trình mở bán diễn ra công bằng và an toàn hơn, khi mà các dịp lễ hội rượu whisky dạo gần đây thường kết thúc trong nguy hiểm và hỗn loạn.
Các chai Yamazaki 55 năm được đóng chai ở mức 46% ABV, thể tích 700ml.
- Thiết kế tinh tế, hương vị phong phú
Chất lỏng bên trong được chưng cất trong 2 thùng gỗ Mizunara năm 1960 và gỗ sồi trắng từ năm 1964. Thiết kế cũng rất đặc biệt như mong đợi. Từ các ký tự quen thuộc được khắc trên chai, cho đến con số ’55’ chứa đầy bụi vàng và sơn mài. Miệng chai được bọc trong giấy Echizen Washi truyền thống với dây bện thủ công, đi kèm hộp gỗ sồi Mizunara màu đen.
Phiên bản này được định nghĩa như một phần của lịch sử Nhật Bản. Hơn nửa thế kỷ trưởng thành trong thùng gỗ sồi, người ta có thể tưởng tượng được độ lâu đời và sâu sắc của hương vị bên trong. Linh hồn 55 tuổi này mang hương thơm của gỗ trầm hương và gỗ đàn hương đến từ sự trưởng thành lâu dài ở mizunara, đọng lại trong vòm miệng là vị ngọt của trái cây chín, sau đó là vị đắng dài, đậm đà nhưng không làm mất đi hương vị thanh lịch vốn có của nó.