Sau hàng trăm năm thất truyền, ngay khi nghệ nhân Đỗ Hữu Triết hồi sinh thành công kỹ thuật Pháp Lam. Thành công này được đưa vào trong ý tưởng kết hợp nghệ thuật chế tác Đông Tây để tạo nên những bảo vật phong cách mới mẻ. Kỹ nghệ chế tác vỏ chai bậc thầy – hoàn toàn thủ công của Việt Nam cộng với dòng thức uống nổi tiếng của châu Âu, là sự kết hợp tuyệt vời giữa giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam với hơi thở phương Tây.
Theo hướng khôi phục giá trị tinh hoa của hoàng gia, hãng thức uống danh tiếng của Scoland kết hợp cùng phiên bản hộp ngoài Pháp Lam giới hạn làm từ cốt kim loại bạc quý chỉ có 3 tác phẩm tại thị trường Việt Nam. Với hình ảnh phượng hoàng quyện tường vân, mỗi chai thức uống này xứng đáng được gọi là bảo vật nghệ thuật tượng trưng cho sự thịnh vượng và thăng hoa, sẽ mang lại năng lượng may mắn cho chủ nhân.
Từ lâu trên thế giới sưu tầm thức uống dòng quý hiếm không chỉ là đam mê, mà còn trở thành lĩnh vực đầu tư hiệu quả và an toàn. Ở thị trường quốc tế, lợi nhuận của thức uống quý hiếm dẫn đầu trong chỉ số đầu tư xa xỉ so với các lĩnh vực khác như bất động sản, vàng, kim cương và bitcoin trong 10 năm qua. Xét trên khía cạnh đầu tư tài chính, công thức trong đầu tư sưu tập thức uống nổi tiếng được sử dụng là FV = PVx(1+i)n, trong đó: PV là giá trị dòng tiền hiện tại; i là lãi suất chiết khấu (nếu không đầu tư lĩnh vực nào đó thì lấy lãi suất ngân hàng làm căn cứ); n là số năm ủ thức uống nổi tiếng; FV: Giá trị tương lai.
Giới sưu tập thức uống nổi tiếng không ai không biết đến Richard Gooding – xuất thân từ gia đình sở hữu đế chế phân phối và đóng chai Pepsi Cola. Vào năm 1988, ông đã bán Công ty cho PepsiCo và dành cả thập niên sau đó để trở thành nhà sưu tầm thức uống nổi tiếng. Trong năm 2020, bộ sưu tập gồm hơn 3.900 chai của ông được mở bán với tổng số tiền dự kiến khoảng 10 triệu USD.
Đặc biệt hơn, bộ sưu tập thức uống nổi tiếng đạt kỷ lục Guinness thế giới về giá trị hiện nay thuộc về một doanh nhân người Việt. Bắt đầu sưu tầm thức uống nổi tiếng từ 20 năm trước, ông Nguyễn Đình Tuấn Việt được công bố là người lập kỷ lục Guinness cho bộ sưu tập có giá trị khoảng 13,9 triệu USD. Với sự mở đầu cực kỳ ấn tượng của ông Nguyễn Đình Tuấn Việt, xu hướng sưu tầm thức uống nổi tiếng đã được giới thượng lưu Việt dành sự chú ý đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Giới thượng lưu chú trọng chọn các chai thức uống nổi tiếng phiên bản giới hạn và được đánh giá cao bởi đông đảo giới chuyên môn để khẳng định vị thế và gu thưởng thức của bản thân.
Để trở thành phiên bản giới hạn mang giá trị độc đáo và đắt đỏ, những hương vị thức uống quý hiếm còn phải mang hơi thở của các yếu tố lịch sử, văn hóa, để gợi nên nhiều chiêm nghiệm, suy ngẫm mang tầm thời đại cho người sưu tầm. Bởi thức uống quý không phải là thứ mua về để uống ngay cho vui, mà đó là thú chơi di dưỡng tinh thần của giới tinh hoa. Mỗi khi nhìn ngắm một tuyệt tác, người sưu tầm phải dậy lên trong lòng những cảm xúc thăng hoa, muốn vươn tới những điều cao đẹp hơn nữa.
Sử cũ chép rằng, mùa Đông năm Đinh Hợi (1827), vua Minh Mạng (1820-1841) lệnh cho Nội phủ lập nên một cơ quan mới đặt tên là Pháp Lam tượng cục, chuyên lo việc sản xuất đồ pháp lam. Vị vua tài ba sành thức uống nổi tiếng này đã có công thúc đẩy nền mỹ thuật và nghệ thuật chế tác thủ công Việt Nam. Nhờ đó mà hậu thế của ông, những tinh hoa người Việt có thêm lựa chọn để trở thành nhà sưu tầm đẳng cấp quốc tế mà vẫn tôn vinh nền mỹ thuật truyền thống.
Nguồn: https://nhipcaudautu.vn/phong-cach-song/dau-an-van-hoa-viet-tren-tuyet-pham-the-gioi-3337732/