Tìm hiểu quy trình làm ra các loại rượu Whisky hảo hạng

Whisky là một loại rượu rất nổi tiếng và phổ biến trên thế giới. Qua hàng thế kỉ, khi nhắc đến cái tên Whisky thì không ai có thể không biết loại rượu tuyệt vời này. Và để làm ra được những chai rượu Whisky hảo hạng thì cần trải qua những quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Với từng nơi cùng các phương pháp, nguyên liệu khác nhau mà người ta có thể sản xuất ra những loại rượu khác nhau và mang đậm hương vị của vùng miền đó.

Cách làm rượu whisky hảo hạng

Rượu Whisky là loại rượu như thế nào?

Cũng giống như các loại đồ ống có cồn khác. Rượu Whisky được lên men trực tiếp từ các loại ngũ cốc như: mạch nha, lúa mạch, ngô… với nồng độ cồn khá cao: từ 40 – 45%ALN và có màu nâu hổ phách đậm. Whisky có rất nhiều loại trên thế giới. Tùy vào từng quốc gia, lãnh thổ, khu vực mà có những phương pháp, bí quyết ủ rượu khác nhau. Tạo ra rất nhiều hương vị riêng, độc đáo đại diện cho vùng miền đó. Loại rượu này rất được yêu thích và ưa chuộng bởi hương vị nồng nàn, gần gũi và đặc trưng không loại rượu nào có được.

Hiện nay trên thế giới có các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu chuyên sản xuất whisky có thể kể đến như: Johnnie Walker, Ballantine’s, Chivas Regal, Grant’s, J&B, William Lawson’s, William Peel, Dewar’s, Label 5, Bell’s.

Quy trình chung để làm ra rượu Whisky

Sau đây là quy trình chung để sản xuất ra các loại rượu Whisky nổi tiếng. Mời các bạn theo dõi.

1. Lựa chọn nguyên liệu

Rượu Whisky có rất nhiều loại và nó cũng được phân loại theo nguyên liệu. Các nguyên liệu chính để sản xuất ra loại rượu này đó chính là Ngũ cốc thô hay còn gọi là đại mạch. Các nguyên liệu đó cụ thể như sau:

  •  Malt: Mạch nha.
  •  Grain: Lúa mạch.
  •  Rye: Lúa mạch đen. Loại rượu được làm từ nguyên liệu này sẽ có nồng độ cồn rất cao.
  •  Bourbon: Ngô.

Cách làm rượu Whisky 1

Các nguyên liệu dùng để làm rượu Whisky

Đầu tiên để làm whisky, các nguyên liệu sẽ được chế biến đặc biệt để chiết suất  được lượng đường ở trong đó. Để có được lượng đường này, số lúa mạch trước hết phải được chuyển hóa thành mạch nha ( bước malting – xử lý mạch nha). Các hạt lúa mạch hay ngũ cốc sẽ được ngâm trong nước 2 ngày. Mục đích để cho nảy mầm tự nhiên. Quá trình này cần đến 5-7 ngày, khi các enzym xuất hiện. Đây chính là bước để chuyển hóa tinh bột thành đường. Vì khi ngâm nước. Lúa mạch sẽ tự tiết ra một lượng đường đủ lớn để đáp ứng quá trình mọc mầm và sinh trưởng.

Sau khi đã chuyển hóa được một lượng đường đáp ứng đủ. Người ta sẽ tiến hành sưởi khô hạt lúa mạch bằng khí nóng hoặc hun than để ngăn chặn quá trình nảy mầm.

2. Nghiền nguyên liệu

Các loại đường có trong các hạt ngũ cốc cần phải được xử lý và chiết xuất trước khi lên men. Để giải quyết vấn đề này chính là quá trình nghiền. Các loại ngũ cốc sẽ bị nghiền nát và được cho vào bể lớn với nước nóng để trộn đều. Quá trình trộn diễn ra cho đến khi thành bột. Chỗ bột thô sau khi xay giờ sẽ được gọi là lúa mạch hoặc lúa mì (grist). Bột grist này được trộn với nước nóng (khoảng 63 – 85 độ C) trong một chiếc thùng làm rượu cỡ lớn.

Tại đây, người ta sẽ đổ thêm nước nóng nóng để hòa tan đường. Sau quá trình này sẽ chiết ra được một chất lỏng màu nâu gọi là “wort” (nước cất ngọt của mạch nha trước khi lên men). Quá trình sẽ kết thúc khoảng 4 đến 8 giờ đồng hồ.

Hình ảnh quá trình nghiền nguyên liệu

Hình ảnh quá trình nghiền nguyên liệu

3. Quá trình Lên men

Quá trình lên men xảy ra khi trộn hỗn hợp trên với men rượu. Men sẽ giúp chuyển hóa tất cả các loại đường trong hỗn hợp thành rượu. Điều này đưuọc diễn ra trong các thùng khổng lồ. Quá trình lên men có thể mất từ 48 đến 96 giờ, với thời gian lên men và các chủng nấm men khác nhau dẫn đến một phổ các hương vị rất đa dạng. Kết quả là chất lỏng giống như bia được gọi là bia của người chưng cất (Distiller’s Beer) hoặc wash-clocks ở mức khoảng 7% -10% ABV trước khi chuyển đến bước tiếp theo.

Hình ảnh quá trình lên men

Hình ảnh quá trình lên men

4. Chưng cất

Quá trình chưng cất sẽ làm tăng nồng độ cồn của chất lỏng. Và tạo ra các thành phần dễ bay hơi, bao gồm cả tốt và xấu. Các nồi chưng cất (Still) thường được làm bằng đồng. Mục đích là giúp loại bỏ đi các hương vị không mong muốn có trong rượu. Có hai loại nồi chưng cất (still) phổ biến nhất hiện nay. Đó là nồi chưng cất dạng chum và nồi chưng cất dạng cột.

Hình ảnh quá trình chưng cất

Hình ảnh quá trình chưng cất

5. Ủ trong thùng rượu gỗ sồi

Gần như tất cả các loại rượu whisky đều có được ủ trong thùng rượu gỗ sồi. Thùng rượu gỗ sồi sẽ giúp quá trình lão hóa rượu được nhanh hơn. Giảm độ cay và loại bỏ những chất có hại trong rượu ra bên ngoài. Đồng thời quá trình ủ rượu trong thùng gỗ sồi cũng giúp các hạt rượu ngấm vào từng thớ gỗ sồi, mang đến cho rượu một hương vị đặc trưng. Thùng rượu gỗ sồi sẽ được lưu trữ trong kho, và quá trình ngâm ủ sẽ diễn ra khoảng vài tháng hoặc vài năm. Tùy thuộc vào người sản xuất.

thùng gỗ sồi Nga

Rượu sau khi lên men sẽ được ủ trong các thùng rượu gỗ sồi

6. Đóng chai

Sau khi quá trình ngâm rượu trong thùng gỗ sồi kết thúc. Rượu đã lão hóa và được đóng chai ở mức tối thiểu 40% ABV. Rượu whisky có thể được lọc lạnh hoặc lọc theo cách khác để ngăn không cho nó bị đục khi thêm nước lạnh hoặc nước đá.

Cách làm rượu whisky hảo hạng

Như vậy trên đây là tất cả quy trình chung cho việc ngâm ủ tạo ra các loại rượu whisky thơm ngon nổi tiếng.